Bài 1. Hỗn hợp E gồm 3 kim loại ở dạng bột là K, Al và Fe được chia thành 3 phần đều nhau.

Phần 1 cho tác dụng với H2O lấy dư giải phóng ra 4,48 lít khí.

Phần 2 cho tác dụng với dung dịch KOH lấy dư giải  phóng ra 7,84 lít khí.

Phần 3 hòa tan hoàn toàn trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 1,2M giải phóng ra 10,08 lít khí và tạo ra dung dịch A.

  1. Tính số gam mỗi kim loại trong hỗn hợp E.
  2. Cho dung dịch A tác dụng với 240g dung dịch NaOH 20% thu được kết tủa, lọc, rửa rồi nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m?

Bài 2. Cho m gam hỗn hợp A gồm Na, Al2O3, Fe, Fe3O4, Cu và Ag vào một lượng nước (dư). Khi phản ứng kết thúc thu được 0,56 lít khí. Sau đó cho tiếp một lượng vừa đủ là 1,45 lít dung dịch H2SO4 1M vào, thu thêm được 3,36 lít khí, dung dịch B và 20,4 gam chất rắn. Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp A tác dụng với axit sunfuric đặc nóng (dư), thu được 8,96 lít chất khí duy nhất và dung dịch C. Tiếp tục cho xút tới dư vào dung dịch C thì thu được kết tủa D. Đem nung kết tủa D tong không khí cho đến khối lượng không đổi sẽ thu được 95,6 gam hỗn hợp các oxit.

– Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

– Tính m và phần trăm khối lượng của các chất trong A.

(Các thể tích khí đều đo ở cùng một điều kiện là 0oC và 2atm).

Bài 3. Na2SO4 được dùng trong sản xuất giấy, thuỷ tinh, chất tẩy rửa. Trong công nghiệp, nó được sản xuất bằng cách đun H2SO4 với NaCl. Người ta dùng một lượng H2SO4 không dư nồng độ 75% đun với NaCl. Sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn chứa 91,48% Na2SO4; 4,79% NaHSO4; 1,98% NaCl; 1,35% H2O và 0,40% HCl.

  1. Viết các phản ứng hoá học xảy ra.
  2. Tính tỷ lệ % NaCl chuyển hoá thành Na2SO4.
  3. Tính khối lượng hỗn hợp rắn thu được nếu dùng một tấn NaCl.
  4. Tính thành phần % khối lượng mỗi khí và hơi thoát ra khi sản xuất được một tấn hỗn hợp rắn.

Bài 4. Một dung dịch A có chứa NaOH và 0,3 mol NaAlO2. Cho 1 mol HCl vào A thu được 15,6 gam kết tủa. Tính khối lượng NaOH trong dung dịch A.

Bài 5. Hỗn hợp NaI và NaBr hòa tan vào nước được dung dịch A. Cho Brôm vừa đủ vào dung dịch A được muối X có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu là a gam. Hòa tan X vào nước được dung dịch B, sục khí clo vừa đủ vào dung dịch B, thu được muối Y có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của muối X là a gam.

  1. Xác định phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp muối ban đầu (coi Cl2, Br2, I2 không phản ứng với nước).
  2. Viết phương trình phản ứng khi điện phân dung dịch thu được bằng cách hòa tan Y vào trong nước (với các điện cực trơ).

Bài 6. Cho m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 lắc với nước cho phản ứng hoàn toàn thu được 200ml dung dịch A chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 dư vào dung dịch A thu được a gam kết tủa.

  1. Tính m và thành phần % (theo khối lượng) các chất trong X.
  2. Tính a và thể tích CO2­ (ở đktc) đã phản ứng.

Bài 7. Cho 4,6 gam hỗn hợp gồm Rb và 1 kim loại kiềm M tác dụng với nước thì thu được 1 dung dịch kiềm. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch kiềm này, người ta phải dùng hết 800 ml dung dịch HCl 0,25M.

  1. Xác định xem kim loại M là kim loại gì?
  2. Tính thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
  3. Tính thể tích khí thoát ra trong phản ứng khi hỗn hợp tác dụng với nước ở 0oC và 2 atm.

Bài 8. Một hỗn hợp ba muối NaF, NaCl, NaBr nặng 4,82 gam hòa tan hoàn toàn trong nước được dung dịch A. Sục khí clo dư vào dung dịch A rồi cô cạn hoàn toàn dung dịch sau phản ứng thu được 3,93 gam muối khan. Lấy một nửa lượng muối khan này hòa tan vào nước rồi cho phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 4,305 gam kết tủa. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính thành  phần phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 9. Hòa tan 2,16 gam hỗn hợp 3 kim loại Na, Al, Fe vào nước (lấy dư), thu được 0,448 lít khí (đktc) và một lượng chất rắn. Tách lượng chất rắn này cho tác dụng hết với 60 ml dung dịch CuSO4 1M thu được 3,2 gam đồng kim loại và dung dịch A. Tách dung dịch A cho tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH để thu được kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa thu được trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn B.

  1. Xác định khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
  2. Tính khối lượng chất rắn B.

Bài 10. Có 1 lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1 mol/l và (NH4)2 CO3 0,25 mol/l. Cho 43 gam hỗn hợp bari clorua và canxi clorua vào dung dịch đó. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 39,7 gam kết tủa A và dung dịch B.

  1. Tính % khối lượng các chất trong A.
  2. Chia dung dịch B thành 2 phần bằng nhau:
  3. Cho axit HCl dư vào một phần, sau đó cô cạn dung dịch và nung chất rắn còn lại tới khối lượng không đổi được chất rắn X. Tính % khối lượng các chất trong X.
  4. Đun nóng phần thứ hai rồi thêm từ từ 270 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào. Hỏi tổng khối lượng của 2 dung dịch giảm tối đa bao nhiêu gam? Giả sử nước bay hơi không đáng kể?

Bài 11.  Hòa tan a gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước để được 400 ml dung dịch A. Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 1,5M vào dung dịch A, thu được dung dịch B và 1,008 lít khí (đktc). Cho B tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được 29,55 gam kết tủa.

  1. Tính a.
  2. Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch A (bỏ qua sự cho nhận prôtôn của các ion và ).
  3. Người ta lại cho từ từ dung dịch A vào bình đựng 100 ml dung dịch HCl 1,5M. Tính thể tích khí CO2 (đktc) được tạo ra.

Bài 12.  Có 600ml dung dịch hỗn hợp NaCO3 và NaHCO3. Thêm 5,64 gam hỗn hợp K2CO3 và KHCO3 vào dung dịch trên, thì được dung dịch A (giả sử thể tích dung dịch A vẫn là 600ml). Chia dung dịch A thành 3 phần bằng nhau:

– Cho rất từ từ 100 ml dung dịch HCl vào phần thứ nhất, thu được dung dịch B và 448 ml khí (đo ở đktc) bay ra. Thêm nước vôi trong (dư) vào dung dịch B thấy tạo thành 2,5 gam kết tủa.

– Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 0,1M.

– Cho khí HBr (dư) đi qua phần thứ ba, sau đó cô cạn thì thu được 8,125 gam muối khan.

  1. Viết các phương trình phản ứng dưới dạng ion.
  2. Tính nồng độ mol của các muối trong dung dịch A và của dung dịch HCl đã dùng.

Cho: A = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; K = 39; Br = 80; Ca = 40.

Bài 13. Cho 21,84 gam kali kim loại vào 200 gam một dung dịch chứa Fe2(SO4)3, 5%, FeSO4 3,04% và Al2(SO4)3, 8,55% về khối lượng. Sau phản ứng, lọc tách, thu được kết tủa A và dung dịch B. Nung kết tủa A trong không khí đến khối lượng không đổi.

  1. Viết phương trình các phản ứng hóa học đã xảy ra.
  2. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung kết tủa A.
  3. Tính nồng độ % khối lượng các chất tạo thành trong dung dịch B.

Cho Fe = 56; K = 39; S = 32; Al = 27; O = 16; H = 1.

Bài 14. Cho 9,2 gam natri vào 160ml dung dịch có khối lượng riêng là 1,25 g/ml chứa Fe2(SO4)3 và Al2(SO4)3 với nồng độ tương ứng là 0,125 M và 0,25M. Sau phản ứng, người ta tách kết tủa ra và đem nung đến khối lượng không đổi.

  1. Tính khối lượng các chất rắn thu được sau khi nung.
  2. Tính nồng độ phần trăm của các muối tạo thành trong dung dịch.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here