1. Mục tiêu của chuyên đề

2.1. Kiến thức

– Hiểu và nắm vững bản chất của hoạt động sáng tạo trong tiếp nhận và nghiên cứu khoa học (NCKH) từ khâu nhận thức lý thuyết đến vận dụng vào thực tiễn.

– Biết cách lựa chọn và sử dụng những phương pháp tổ chức dạy học có khả năng phát triển năng lực sáng tạo (NLST); có khả năng sử dụng và hướng dẫn các phương pháp nghiên cứu (PPNC) khoa học cơ bản, phổ biến, hiện đại phù hợp với đối tượng học sinh (HS) THPT; xác định trình độ HS để đề xuất các nội dung học tập và nhiệm vụ nghiên cứu phù hợp, trên cơ sở đó hình thành và phát triển NLST, năng lực nghiên cứu (NLNC) cho người học.

– Xác định những giới hạn phù hợp về tâm lý lứa tuổi của HS THPT đối với hoạt động sáng tạo và NCKH.

2.2.  Kĩ năng

– Sử dụng những phương pháp tư duy phổ biến (phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, diễn dịch, qui nạp…) để chiếm lĩnh kiến thức lý thuyết.

– Chuyển hóa nhận thức lý thuyết bằng việc vận dụng cụ thể vào hoạt động tổ chức dạy học, hoạt động nghiên cứu phù hợp với đặc trưng của môn Hóa học và đặc điểm tâm lý nhận thức của HS THPT.

2.3.  Thái độ

– Nhận thức đúng tầm quan trọng và ý nghĩa của NLST và NCKH. Xem phát triển NLST và học tập bằng con đường nghiên cứu là phương thức đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), hướng tới việc tiếp cận chương trình, sách giáo khoa (SGK) sau năm 2020.

– Nhận thức được mối quan hệ giữa nghiên cứu và sáng tạo, khẳng định đây là bước khởi đầu hình thành năng lực (NL) tự học để phát triển bản thân, hướng tới mục tiêu học tập suốt đời.

– Thấy được sự cần thiết của việc phát triển NLST thông qua việc xây dựng các hoạt động dạy học và NCKH ở trường THPT.

  1. Nội dung tài liệu và phương pháp trình bày chuyên đề

3.1 Nội dung tài liệu được cấu trúc theo 04 mô đun:

– Môđun 1: Những vấn đề chung về NL và NLST.

– Mô đun 2: Một số kỹthuật và phương pháp dạy học tích cực góp phần phát triển NLST cho HS.

– Mô đun 3: Một số biện pháp nâng cao NLST cho HS qua hoạt động dạy học môn hóa học ở cấp THPT.

– Mô đun 4: Nâng cao NLST cho HS qua hoạt động NCKH.

3.2. Thời gian thực hiện: 30 tiết

3.3. PP trình bày: Giảng viên (GgV) thuyết trình (bằng PowerPoint), tổ chức thảo luận, nhóm xây dựng sản phẩm.

  1. Tài liệu tham khảo phục vụ chuyên đề

4.1. Tài liệu tham khảo

  1. Bernd Meier, Nguyễn văn Cường (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường Trung học phổ thông, Bộ GD&ĐT, Dự án phát triển giáo dục THPT (Loan No 1979 – VIE), Hà Nội.
  2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể, tháng 4/2017.
  3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông – Môn Hóa học, tháng 11/2018. (Dự thảo)
  4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Dự án Việt – Bỉ, Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
  5. Trần Việt Dũng (2013), Một số suy nghĩ về NLST và phương hướng phát hiện NLST của con người Việt Nam –Tạp chí KHSP ĐH TPHCM- Số 49.
  6. Nguyễn Kế Hào (2009), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB ĐHSP.
  7. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp, Tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường trung học theo định hướng phát triển năng lực HS, Bộ GD&ĐT, Tài liệu tập huấn 2014.
  8. Nghị quyết số: 88/2014/QH13, “Về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2014.
  9. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và các phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP.
  10. Nguyễn Cảnh Toàn (2005), Khơi dậy tiềm năng sáng tạo, NXBGD.
  11. Vụ Giáo dục Trung học – Bộ Giáo dục và ĐT (2014), “Tài liệu tập huấn- Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển NL HS. Môn Hóa học cấp THPT”
  12. Đức Uy (1999), Tâm lý học sáng tạo,

4.2. Các trang web

  1. http://www.fos.ueh.edu.vn
  2. http://hocthenao.vn
  3. http://htu.edu.vn
  4. http:// nlv.gov.vn
  5. http://www.vnu.edu.vn

4.3. Thiết bị để thực hiện chuyên đề

– Tài liệu được biên soạn để phục vụ cho đợt tập huấn.

–  Một số thông tin liên quan hoặc tài liệu bổ trợ cần thiết do GV chuẩn bị.

– Máy vi tính, máy chiếu projector, video và băng hình, …

Tranh ảnh về các nội dung, tài liệu cần thiết khác.

  1. Các điểm cần lưu ý khi học chuyên đề

– Phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên d­­ưới sự tổ chức, chỉ đạo, h­­ướng dẫn của GgV.

– Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và thực hành, dành thời gian đáng kể cho trao đổi, thảo luận, thực hành, thực tế địa phương, trình bày báo cáo về hoạt động dạy học môn hóa học, thiết kế các môđun, trình diễn…

– Bảo đảm đầy đủ các phương tiện học tập nh­ư:­ Tài liệu chuyên đề, SGK, các phiếu hoạt động, …

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here