MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VIỆT NAM

0
903

Việc phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm ở các trường Đại học Sư phạm đang được quan tâm. Từ thực trạng công tác phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ở các trường ĐHSP ở Việt nam và cấu trúc của năng lực dạy học tích hợp các biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm hóa học đã được đề xuất. Kết quả thực nghiệm sau khi xử lí thống kê cho thấy tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp đề ra nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm hóa học.

3. Nội dung nghiên cứu

DHTH: Hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học. DHTH là quá trình dạy học mà ở đó, các thành phần NL được tích hợp với nhau trên cơ sở các tình huống cụ thể để hình thành NL cho người học.
Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015 cho rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là GV tổ chức để HS huy động đồng thời kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, từ đó phát triển những NL cần thiết [21].

Thực trạng công tác phát triển NLDHTH ở các trường ĐHSP ở Việt nam

Ở Việt Nam, trong quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa từ những năm 90 và sau năm 2000, các kiến thức về địa lí, lịch sử, khoa học tự nhiên đã được tích hợp trong môn Tự nhiên – Xã hội (ở bậc tiểu học). Các nội dung Vật lý, Hóa học, Sinh học đã được tích hợp trong môn Khoa học ở lớp 4 và 5. Các nội dung Lịch sử, Địa lý đã được tích hợp ở môn Sử – Địa. Riêng cấp trung học việc tích hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học để tạo thành môn học mới  chưa được thực hiện nhưng cũng đã có thực hiện DHTH theo chủ đề  tuy chưa nhiều. Tâm thế của HS, GV, nhà trường và toàn xã hội đối với việc DHTH cũng chưa sẵn sàng. Bởi vậy, thuật ngữ DHTH còn khá mới mẻ với khá đông những người trong và ngoài ngành giáo dục. Theo tinh thần NQ 29, NQ 88 của Quốc hội khoá 13 [3], quan điểm dạy học “tích hợp” đi kèm với “phân hoá” nằm trong lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) bên cạnh việc đồng bộ PPDH và kiểm tra, đánh giá. DHTH xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực HS, đòi hỏi người học phải tăng cường rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn [6]. Trong quá trình đổi mới giáo dục, các trường ĐHSP cần đi trước. Tuy nhiên, tại các trường ĐHSP hiện nay nhiều giảng viên (GgV) và SV còn tỏ ra khá xa lạ với DHTH [4].
Kết quả điều tra đối với SV ở các trường ĐHSP ở ba khu vực Bắc, Trung, Nam, nơi đào tạo hàng ngàn GV phổ thông, GgV cao đẳng và đại học mỗi năm cho đất nước, từ năm 2012 đến 2015 cho thấy [2]:
    Về mức độ hiểu biết của SV về DHTH: phần lớn SV được điều tra (82,5%) chọn tích hợp là sự kết hợp các nội dung kiến thức từ các môn học, các lĩnh vực học tập khác nhau vào nội dung một bài học.
Về các yếu tố khó khăn khi thực hiện tích hợp ở trường THPT: 48,3% SV thấy rằng đội ngũ GV chưa đáp ứng được DHTH do họ chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư

phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lí luận DHTH liên môn một cách chính thống, khoa học. Sau đó là khó khăn về chương trình và SGK hiện hành được viết theo kiểu đơn môn nên có sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ về kiến thức giữa các môn học “liên quan” (20,8,%).
     Về kết quả đạt được khi thực hiện DHTH: 63,33% SV thấy được những ưu điểm khi thực hiện DHTH ở trường THPT- HS sẽ được phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tiết kiệm được thời gian do hạn chế được các nội dung trùng lặp và hệ thống kiến thức. HS tiếp thu kiến thức một cách logic nên nhớ lâu và HS sử dụng thành thạo và có hiệu quả công nghệ thông tin (biết cách lựa chọn, thu thập và xử lí,..) Điều này cho thấy tính tất yếu của DHTH.
     Về mục đích tích hợp liên môn: 53,33% SV xác định mục đích tích hợp liên môn nhằm rèn luyện cho HS năng lực vận dụng tổng hợp các kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau.
Đánh giá về DHTH: 50,83% SV thấy DHTH là phù hợp, vốn kiến thức rộng và tính thực tiễn cao, tạo hứng thú cho người học. Có 30,83% SV sợ không đảm bảo thời lượng dạy và học do mỗi môn học đã rất nặng về lí thuyết nếu tích hợp các môn học lại với nhau. Điều này cho thấy rằng việc triển khai DHTH không phải dễ dàng, mà sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện ở trường phổ thông.
2.2. Cấu trúc của năng lực dạy học tích hợp
Theo chuẩn đầu ra của SV các trường ĐHSP, NL DHTH là một NL thành phần của NL dạy học [22]. Từ chuẩn đầu ra của SV ĐHSP, kết hợp với những khảo cứu khác, cấu trúc NLDHTH đã được đề xuất [1].
Bng 1. Cấu trúc NLDHTH theo các NL thành phần và tiêu chí của SVSP hóa học

STTNL THÀNH
PHẦN
TIÊU CHÍ
1NL    nhận   thức
chung về DHTH
– Nhận thức về chính sách liên quan đến DHTH.
– Nhận thức về NL chung và NL đặc thù của môn khoa học.
– Nhận thức về những vấn đề lí luận về DHTH.
2NL thiết kế và tổ
chức  hoạt  động
DHTH
– Đề xuất chủ đề DHTH liên môn.
– Hợp tác với các GV ở các môn học liên quan để tổ chức DHTH.
– Vận dụng các PPDH, kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp trong DHTH
– Tham gia phát triển chương trình nhà trường theo định hướng NL
– Ứng dụng CNTT&TT trong DHTH.
3NL kiểm tra, đánh
giá trong DHTH
– Thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá NL HS trong
DHTH.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here